Cộng đồng Teen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cộng đồng Teen

Nơi mọi người có thể chia sẻ cảm xúc, thỏa sức tưởng tượng cùng fanfic
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Hóa học (tập 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
ngoi_sao_nho_be_lovely
Opal
Opal



Tổng số bài gửi : 7
Reputation : 0
Registration date : 31/07/2008

Hóa học (tập 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hóa học (tập 2)   Hóa học (tập 2) I_icon_minitimeWed Aug 13, 2008 8:51 pm

Trong cuộc sống:
Phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống hằng ngày thí dụ như trong lúc nấu ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng trong các quá trình phân hủy trong cơ thể (hóa sinh). Sự đốt cháy cũng là một phản ứng hóa học có thể được quan sát dễ dàng. Nhuộm tóc, động cơ đốt trong, màn hình của điện thoại di động, bột giặt, phân bón, dược phẩm,... là các thí dụ khác cho ứng dụng của hóa học trong cuộc sống hằng ngày.

Liên hệ với khoa học khác:
Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.

Mặc dù tất cả các chất đều được cấu tạo từ một số loại "đá xây dựng" tương đối ít, tức là từ khoảng 80 đến 100 nguyên tố trong số 118 nguyên tố được biết đến nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang lại đến vài triệu hợp chất khác nhau, những hợp chất mà đã tạo nên các loại vật chất khác nhau như nước, cát (chất), mô sinh vật và mô thực vật. Thành phần của các nguyên tố quyết định các tính chất vật lý và hóa học của các chất và làm cho hóa học trở thành một bộ môn khoa học rộng lớn.

Cũng như trong các bộ môn khoa học tự nhiên khác thí nghiệm trong hóa học là cột trụ chính. Thông qua thí nghiệm các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì cũng được phủ nhận.

Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lãnh vực của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và là một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi chất.

Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Các kỹ sư thường tìm kiếm vật liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay, vật liệu xây dựng chịu lực và bền vững, các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết,...). Ở đây bộ môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật.
Về Đầu Trang Go down
ngoi_sao_nho_be_lovely
Opal
Opal



Tổng số bài gửi : 7
Reputation : 0
Registration date : 31/07/2008

Hóa học (tập 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hóa học (tập 2)   Hóa học (tập 2) I_icon_minitimeWed Aug 13, 2008 8:52 pm

Trong công nghiệp:
Công nghiệp hóa là một ngành kinh tế rất quan trọng. Công nghiệp hóa sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu tấn hằng năm, để thí dụ như dùng trong sản xuất phân bón và chất dẻo. Mặt khác công nghiệp hóa cũng sản xuất rất nhiều hợp chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu không có các hóa chất được sản xuất trong công nghiệp thì cũng không thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn cho công nghiệp ô tô.

Phân ngành
Hóa học được chia ra theo loại chất nghiên cứu mà quan trọng nhất là cách chia truyền thống ra làm Hóa hữu cơ (Hóa học nghiên cứu về những hợp chất của cácbon) và Hóa vô cơ (Hóa học của những nguyên tố và hợp chất không có chuỗi cácbon).

Một cách chia khác là chia Hóa học theo mục tiêu thành Hóa phân tích (phân chia những hợp chất) và Hóa tổng hợp (tạo thành những hợp chất mới).

Một số chuyên ngành quan trọng khác của Hóa học là : Hóa sinh, Hóa-Lý, Hóa lý thuyết bao gồm ngành Hóa lượng tử, Hóa thực phẩm, Hóa lập thể, và Hóa dầu. Ngoai ra còn 1 ngành cũng rất quan trọng đến ngành hóa đó là Cơ hóa-Nghiên cứu+sản xuất+ chế tạo các thiết bị phục vụ ngành hóa.
Về Đầu Trang Go down
 
Hóa học (tập 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng đồng Teen :: Góc học tập :: Mê Hóa-
Chuyển đến